1. Tổng quan chung
- Xã Hùng Sơn có tổng số dân là 3553 người. Trong đó:
+ Phụ nữ có thai trong độ tuổi sinh đẻ (15- 49 tuổi) chiếm 27,5%;
+ Trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 7,4%.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2020 là 1,55%
- Năm 2020 TYT đã khám và điều trị cho 3117 lượt người, trong đó khám bảo hiểm y tê cho người lớn là 1855 lượt, cho trẻ em là 714 lượt.
- Tổ chức tiêm chủng phòng ngừa các bệnh của trẻ em theo quy định của Bộ Y tế vào ngày 25 hàng tháng; uống vitamin A liều cao 2 đợt/năm. Kết quả đạt 95,2%;
- Tại xã chưa có trường hợp nào nhiễm H1N1 và tiêu chảy cấp.
2. Tình hình sức khỏe
- Tỷ lệ suy sinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi năm 2020 là 21,2%, trong đó:
+Tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng là 23,5%;
+Tỷ lệ trẻ từ 2 tuổi đến 5 tuổi là 20.8%;
+Tỷ lệ trẻ từ 6-24 tháng chiếm 23,6% (chiếm 40,7% số trẻ SDD dưới 5 tuổi cảu xã).
- Tỷ lệ trẻ ở lứa tuổi tiểu học bị sâu răng năm 2020 55% (so với huyện là 40%);
- Tỷ lệ trẻ em mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI) đang có xu hướng tăng;
+ Năm 2018 và 2019 tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc ARI làn lượt là 58% và 60%;
+ Năm 2020 tăng lên 68% (so với tỷ lệ của huyện là 57% và của cả nước là 42%);
+Nhóm đối tượng hay gặp phải bệnh này là nhóm trẻ từ 2-5 tuổi (chiếm 75%).
- Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc nhiễm khuẩn đường sinh sản năm 2020 là 60,5%;
- Tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp đang có xu hướng tăng theo năm:
+ Năm 2018 là 12,1%
+ Năm 2019 là 13,2%
+ Năm 2020 là 15,4%
- Có những trường hợp bị mắc tăng huyết áp ở độ tuổi 20-30
+ Năm 2018 có 17 trường hợp
+ Năm 2019 và năm 2020 có 21 trường hợp
2. Các vấn đề về sức khỏe ưu tiên
a) Tỷ lệ nam giới trên 50 tuổi bị tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 80,3% các trường hợp tăng huyết áp tại xã năm 2020. Trong đó có 3 trường hợp gặp biến chứng nguy hiểm và đã tử vong trong 6 tháng cuối năm 2020.
- Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về phòng tránh bệnh tăng huyết áp và các biến chứng của tăng huyết áp còn thấp với tỷ lệ 25,5%.
Nguyên nhân:
- Người dân chưa quan tâm đến sức khỏe của bản thân, đặc biệt là nam giới; sự hiểu biết của người dân còn kém; tình trạng sử dụng rượu bia và thuốc lá ở nam giới còn nhiều;
- Tại xã chưa có biện pháp, can thiệp gì ngoài việc khám và tư vấn 1 lần/năm, số người tham gia còn ít, đội ngũ y bác sỹ chưa thuyết phục và lấy đc niềm tin cùa dân;
- Cán bộ y tế chưa được tham một lớp tập huấn hay đào tạo đăc thù nào về vấn đề liên quan đến tăng huyết áp, đặc biệt là trong công tác tư vấn về phòng bệnh và kiểm soát các biến chứng của tăng huyết áp;
- Chưa có sự phối hợp liên ngành.
b) Tỷ lệ trẻ em mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp (ARI) cấp tại xã năm 2020 tăng 8% so với năm 2019. Trong năm 2020 ghi nhận 1 trường hợp cháu bé dưới 12 tháng tuổi bị tử vong;
Nguyên nhân:
- Người trực tiếp chăm sóc trẻ còn thiếu kiến thức, chưa biết chăm sóc và phòng ARI đúng cách cho trẻ;
- Tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh, tự ý mua thuốc và điều trị cho trẻ càng làm cho trẻ lâu khỏi bệnh và gây ra các triệu chứng mạn tính;
- Thiếu nhân lực y tế do đó cán bộ phụ trách phải kiêm nhiệm nhiều việc, chưa có kinh nghiệm chuyên môn về Nhi nên công tác khám và điều trị ARI cho trẻ tại trạm còn nhiều hạn chế;
- Công tác truyền thông phòng chống và xử trí ARI cho trẻ dưới 5 tuổi tại xã còn ít và chưa phong phú.
c) Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hùng Sơn đứng thứ 2 so với toàn huyện với tỷ lệ SDD năm 2020 là 21,2%
Nguyên nhân:
- TYT mới chỉ tiến hành cân trẻ dưới 2 tuổi hàng tháng trong các buổi TCMR; các bà mẹ đến TYT chủ yếu là đối tượng mang thai và cho con bú
- Công tác truyền thông, tư vấn chưa hiệu quả;
- Thiếu nhân lực y tế nên các hoạt động bị giãn đoạn;
- Thiếu sự phối hợp liên ngành, đặc biệt là Hội phụ nữ
- Người chăm sóc chính tại xã còn thiếu kiến thức và thực hành chăm sóc và cho trẻ ăn hợp lý; quan niệm cho trẻ ăn kiêng khem vẫn khá phổ biến
d) Tỷ lệ học sinh tiểu học có kiến thức đúng về vệ sinh răng miệng (VSRM) chỉ đạt 40% và chỉ có khoảng 1/5 số học sinh tiểu học có thực hành đúng về VSRM tại xã Hùng Sơn năm 2020;
Nguyên nhân:
- Kiến thức của PHHS còn đơn giản, chủ yếu dựa vào thói quen và kinh nghiệm; Trình độ chuyên môn về y tế nói chung và nha khoa học đường còn chưa vững, chương trình của nhà trườngc hưa có nội dung về chăm sóc răng miệng cho học sinh.
- Chưa có sự phối hợp của gia đình và nhà trường về chăm sóc răng miệng cho học sinh;
- Kinh phí của chương trình còn hạn chế;
e) Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có kiến thức đúng về phòng các bệnh NKSS chỉ đạt 16,7% còn tỷ lệ thực hành đúng các phòng các bệnh NKSS chiếm 23%
Nguyên nhân:
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là lực lượng lao động nông nghiệp chính; đièu kiện vệ sinh môi trường chưa đảm bảo; thiếu nước sạch;
- Chưa hiểu hết về các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến NKSD; tự điều trị tại nhà không đúng cách; còn e ngại khi nhắc đến NKSS nên không tiếp cận các dịch vụ và chiến dịch liên quan tới phòng chống NKSS
- Sự phối hợp với Hội phụ nữ chưa cao; công tác tổ chức chiến dịch khám và truyền thông còn hạn chế, còn chú trọng nhiều đến công tác kế hoạch hóa gia đình.
Thông tin cần thu thập thêm |
Nguồn thu thập |
Phương pháp thu thập |
Các biện pháp truyền thông về sức khỏe phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, bà mẹ và trẻ em |
Lãnh đạo cơ sở, cán bộ phụ trách chương trình CSSKBM&TE |
Điều tra Phỏng vấn sâu Phỏng vấn định tính |
Tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi, Tỷ lệ trẻ sống |
Báo cáo, sổ sách chương trình |
Hồi cứu số liệu thứ cấp |
Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh tuân thủ quy trình vô khuẩn |
Điều dưỡng Hộ sinh |
Quan sát |
Tỷ lệ người bệnh trong độ tuổi sinh sản đến khám có kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em |
Người bệnh |
Điều tra Phỏng vấn sâu Phỏng vấn định tính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|