Câu hỏi thảo luận số 1

Trương Thị Lan Hương 2027010064 trả lời câu hỏi thảo luận số1

Trương Thị Lan Hương 2027010064 trả lời câu hỏi thảo luận số1

by Trương Thị Lan Hương -
Number of replies: 0


Câu hỏi thảo luận số 1:

mô tả tình hình sức khỏe của người dân tại xã trong tình huống

Trả lời:

Các vấn đề sức khỏe tại xã khá đa dạng với nhiều vấn đề trên các đối tượng khác nhau.

1. số trẻ SDD:

 + tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em tại xã vẫn đứng thứ 2 so với toàn huyện với tỷ lệ SDD năm 2020 là 21,2%.

+Trong đó, tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng là 23,5%, trẻ từ 2 tuổi đến 5 tuổi là 20,8%.

+Số trẻ suy dinh dưỡng tập trung ở trẻ 6-24 tháng có tỷ lệ là 23,6% (chiếm 40,7% số trẻ SDD dưới 5 tuổi của xã).

+Chỉ có khoảng một nửa bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại xã có kiến thức đúng về ăn bổ sung (54,3%) và chỉ có khoảng 1/3 các bà mẹ có con dưới 2 tuổi có thực hành cho trẻ ăn bổ sung hợp lý (34,8%).

2.Trẻ sâu răng:

+Một vấn đề sức khỏe khác cũng gặp phổ biến tại xã Hùng Sơn ở trẻ em là tình trạng sâu răng ở lứa tuổi tiểu học với tỷ lệ 55% (năm 2020) (so với huyện là 40%).

+Tỷ lệ học sinh tiểu học có kiến thức đúng về vệ sinh răng miệng (VSRM) chỉ đạt 40% và chỉ có khoảng 1/5 số học sinh tiểu học có thực hành đúng về VSRM

3. Trẻ mắc bệnh ARI:

Một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm khác liên quan đến đối tượng trẻ em là tình trạng mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI).

+Theo số liệu của xã, tỷ lệ mắc ARI đang có xu hướng tăng theo các năm. Nếu như năm 2018 và 2019 tỷ lệ mắc ARI của trẻ dưới 5 tuổi tại xã lần lượt là 58% và 60% thì đến cuối năm 2020, tỷ lệ này đã tăng lên 68% (so với tỷ lệ của huyện là 57% và của cả nước là 42%).

+ Nhóm đối tượng hay gặp phải bệnh này là nhóm trẻ từ 2-5 tuổi (chiếm 75%). Tuy nhiên cũng cần lưu ý ở nhóm từ 0-2 tuổi vì ở tuổi này trẻ chưa có khả năng nói với người chăm sóc các triệu chứng, hoặc các triệu chứng của bệnh thường khó phát hiện hơn để có những xử trí kịp thời (trong năm 2020 xã có 1 trường hợp cháu bé dưới 12 tháng tuổi bị viêm phổi cấp nhưng không phát hiện và cấp cứu kịp thời dẫn đến tử vong)..

+Chỉ có khoảng 1/3 những người trực tiếp chăm sóc cho trẻ (33%) như bố mẹ, ông bà hoặc các cô giáo mầm non có đủ kiến thức trong việc phòng chống và phát hiện bệnh cho trẻ..

4.Nhiễm khuẩn đường sinh sản

+Đối với đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKSS) là một vấn đề đáng quan tâm với tỷ lệ mắc năm 2020 là 60,5%.

+Với đặc điểm là một xã thuần nông, tỷ lệ làm nông nghiệp lên tới 85% trong đó phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là lực lượng lao động nông nghiệp chính cộng với điều kiện vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, thiếu nước sạch đã góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường sinh sản và ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ. Một vấn đề đáng lưu ý là tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có kiến thức đúng về phòng các bệnh NKSS chỉ đạt 16,7% còn tỷ lệ thực hành đúng cách phòng các bệnh NKSS cũng chỉ chiếm gần 1/4 (23%).

5. Tăng huyết áp

+Tổng hợp từ sổ khám bệnh tại trạm năm 2020 cho thấy khá nhiều trường hợp đến khám tại trạm gặp phải vấn đề tăng huyết áp (THA) (chiếm tỷ lệ 15,4% trong tổng số người đến khám tại trạm).

+ Hầu hết xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi (chiếm 80,3% các trường hợp THA) trong đó có 3 trường hợp gặp các biến chứng nguy hiểm và đã tử vong trong 6 tháng cuối năm 2020.

+Các số liệu cũng cho thấy THA đang có xu hướng tăng theo các năm (tỷ lệ THA năm 2018 là 12,1%, năm 2019 là 13,2%), và trẻ hoá (tại xã đã có những trường hợp bị mắc THA ở độ tuổi 20-30: tăng từ 10 trường hợp năm 2018 lên 17 trường hợp năm 2019 và đến năm 2020 đã là 21 trường hợp).

Một nghiên cứu về tình trạng THA của nam giới trong độ tuổi trên 50 của xã cho thấy tỷ lệ THA ở lứa tuổi này là 23%, trong khi đó tỷ lệ nữ giới trên 50 tuổi có các triệu chứng THA chỉ chiếm 16,7%. Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về phòng tránh bệnh THA và các biến chứng của THA chỉ đạt 39,6%, thực hành đúng về phòng chống bệnh THA và các biến chứng của THA còn thấp hơn với tỷ lệ 25,5