Câu hỏi đánh giá cuối bài

Tòng Thị Thanh - 2137010234

Tòng Thị Thanh - 2137010234

by TÒNG THỊ THANH -
Number of replies: 0

Mặc dù lĩnh vực y tế số ở Việt Nam rất hấp dẫn, nhưng các rào cản về chính sách và khung pháp lý yếu vẫn tiếp tục là thách thức đối với các nhà đầu tư nước ngoài thiếu kinh nghiệm.

Thứ nhất là thói quen các bác sỹ, chuyên gia y tế và bệnh nhân trong việc sử dụng tài liệu giấy. Thứ hai, các quy trình hành chính rườm ra và phức tạp làm chậm việc áp dụng kỹ thuật số, ví dụ việc ứng dụng chữ ký điện tử trong thanh toán bảo hiểm y tế quốc gia.

Thứ ba, các hệ thống CNTT y tế vẫn chưa chia sẻ dữ liệu người bệnh với nhau, liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin, hồ sơ sức khỏe. Các bệnh viện cũng sử dụng những giải pháp, phần mềm khác nhau nên việc kết nối dữ liệu với nhau sẽ là một thách thức tương đối lớn.

Thực tế, lĩnh vực y tế số tại Việt Nam hiện chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, vốn đầu tư thu hút được ít hơn đáng kể so với các lĩnh vực liên quan như thanh toán hoặc thương mại điện tử.

Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy chương trình số hóa tại các bệnh viện và phòng khám trên cả nước. Các giải pháp thông minh đang được khuyến khích mạnh mẽ, như sử dụng các công nghệ dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây và công nghệ di động để giúp giảm bớt tình trạng quá tải của các bệnh viện công và nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.

Mới đây, Chính phủ đã thông qua Luật Đầu tư sửa đổi 2020 số 61/2020/QH14 gồm 7 chương và 77 Điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, nhằm khuyến khích đầu tư vào 5 lĩnh vực trọng điểm bao gồm y tế. Các dự án thuộc các lĩnh vực này sẽ được hưởng lợi từ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất và hỗ trợ tín dụng.

Nhìn chung, các giải pháp này khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư, đồng thời để đáp ứng nhu cầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang ngày càng phát triển