Câu hỏi thảo luận 1

Nguyễn Thị Thùy Linh

Nguyễn Thị Thùy Linh

by NGUYỄN THỊ THÙY LINH -
Number of replies: 0

Nhận thức rõ vai trò của nguồn nhân lực y tế đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhà nước đã có rất nhiều chính sách nhằm nâng cao số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế và đã đạt được một số thành tựu đáng kể:

Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế. Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đa dạng hóa các hình thức đào tạo khác nhau để phát triển nguồn nhân lực cho các tuyến y tế.

Cả nước có 7 trường đại học tham gia đào tạo cử tuyển với số lượng 1.448 bác sĩ và 24 điều dưỡng. Với hình thức đào tạo theo địa chỉ, cả nước có 13 trường đại học tham gia, đáp ứng 71% nhu cầu cử người đi học của các địa phương.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 319/QĐ-TTG phê duyệt Đề án “Khuyến khích và phát triển nhân lực y tế chuyên ngành lao, phong, tâm thần, pháp y và giải phẫu bệnh giai đoạn 2013-2020”, tạo ra sự thu hút trong đào tạo, tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực thuộc các chuyên ngành khó thu hút này.

Các văn bản quy định chính sách ưu đãi nghề, phụ cấp đặc thù đã phát huy hiệu quả, bước đầu giải quyết một phần thiếu hụt nhân lực trong các lĩnh vực y tế và tạo bước đột phá, cung cấp đội ngũ nhân lực y tế đông đảo, bao phủ toàn bộ các cơ sở y tế ở các tuyến trên toàn quốc với các trình độ, chuyên ngành đa dạng, tạo sự thay đổi về chất nguồn nhân lực y tế trên cả nước.

Số lượng và chất lượng nhân lực y tế tăng qua các năm. Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng và tác động của các chính sách khuyến khích góp phần tăng nhanh số lượng và chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực y tế.

Việc bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực y tế là nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống y tế trong việc thực hiện tốt vai trò chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Để tăng cường nhân lực cũng như chất lượng nguồn nhân lực cho các địa phương, các vùng kinh tế khó khăn, Nhà nước chỉ đạo Bộ Y tế thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ.

Tác động tích cực của các chính sách ấy là số lượng cán bộ y tế tuyến cơ sở tăng lên, chất lượng được cải thiện.

Riêng Hà Nội, trạm y tế xã có bác sĩ công tác với tỷ lệ là 93,8% và 84,7% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí y tế 2011 - 2020. Bên cạnh đó, số dược sĩ trình độ đại học, điều dưỡng đại học cũng tăng theo các năm đáp ứng phần nào nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Bộ Y tế cũng đã khẳng định năm 2019, ngành y tế đã thực hiện vượt các chỉ tiêu được Quốc hội, Chính phủ giao. Cụ thể, số giường bệnh/vạn dân giao 27, ước đạt 27,5.

Số bác sĩ/vạn dân đạt 8,8; tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm Y tế giao 88,1%, 10 tháng năm 2019 đạt 89,9% dân số; tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế được giao là 76%, ước đạt 76,5%.

Về mạng lưới y tế cơ sở, toàn quốc đã có khoảng 90% trạm y tế xã có bác sĩ làm việc, 95% trạm y tế có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh, 99,7% xã có cơ sở trạm, 99% thôn, bản, ấp có nhân viên y tế hoạt động, 76% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

Toàn ngành tiếp tục triển khai đề án cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh về hỗ trợ các trạm y tế xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh giai đoạn 2018-2020.

Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cán bộ theo đề án tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên môn y tế xã, phường giai đoạn 2019-2025.