Câu hỏi thảo luận số 2

vũ thạch võ

vũ thạch võ

by VŨ THẠCH VÕ -
Number of replies: 0

Họ Và Tên Vũ Thạch Võ

Sbd : 2137010121

Lớp Ytcc171-B4

Câu Hỏi: Những Thành Tựu Của Hệ Thống Y Tế Dự Phòng Việt Nam

-          Trong quá trình làm việc và công tác em có thể nhận thấy các thành tựu y học dự phòng tại địa phương như tiêm chủng mở rộng đến mọi trẻ em cũng như cá nhân phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tiêm phòng dịch Covid-19.

-           Khám, cấp cứu , phát thuốc theo quy định của bộ y tế, cho mọi công dân, sơ cấp cứu cho các bệnh nhân chống chuyển bệnh nặng thêm trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện tuyến trên,

-          Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ 15-49, đặt dụn cụ tử cung và cung cấp các biện phát tranh thai miễn phí, tư vấn chăn sóc sức khỏe bà mẹ mang thai , cho con bú, tư vấn khám chữa bệnh các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ, tư vấn khám cho bà mẹ mang thai phát hiện các dị tật bẩm sinh.

-          Truyền thông trạm y tế: truyền thông mở rộng đến từng thôn xóm, cách phòng chống các dịnh bệnh nguy hiểm được bộ y tế khuyến cáo, tuyên chuyền mạnh phòng chống bệnh Covid-19 , các phương phát cách ly ở nhà hiệu quả, tránh lấy chéo bệnh cho người thân, thực hện điều trị F0 ở nhà thế nào cho hiệu quả, các dấu hiệu bất thường nào cần đến cơ quan y tế khám và điều trị.

Truyền thông cho người cao tuổi phòng tránh các bệnh không lây nhiễm, các bệnh mãn tĩnh.

Truyền thông giáo dục giới tính cho vị thành niên thanh niên.

Thông tin tai buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ cách đây 60 năm, Bộ Y tế thành lập Vụ phòng bệnh trên cơ sở tách ra từ Vụ phòng bệnh, chữa bệnh nhằm thực hiện tốt hơn phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đây là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của hệ thống y tế dự phòng Việt Nam.

Cùng với sự hình thành, phát triển của ngành y tế trong 60 năm qua, công tác phòng bệnh đã có nhiều đổi mới, lớn mạnh cả về qui mô và chức năng, nhiệm vụ. Với quan điểm “Y tế dự phòng tích cực, chủ động”, y tế dự phòng đã phát triển theo hướng toàn diện, chăm sóc sức khỏe lấy con người làm trung tâm, bao gồm kiểm soát yếu tố nguy cơ, phòng chống bệnh tật, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân và nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, đến nay, y tế dự phòng đã phát triển thành một hệ thống đồng bộ với các đơn vị chuyên ngành được trang bị hiện đại; đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản có đủ năng lực để đáp ứng với các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi; cũng như nghiên cứu, ứng dụng, triển khai các biện pháp dự phòng tiên tiến và đã đạt được nhiều thành tựu được Đảng, Nhà nước và quốc tế ghi nhận. Việt Nam đã khống chế được nhiều dịch bệnh nguy hiểm như: thanh toán bệnh đậu mùa, bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh; đồng thời ngăn chặn thành công nhiều dịch bệnh nguy hiểm mới nổi.

Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế  giới công nhận là quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS, là điểm sáng về phòng chống HIV/AIDS. Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai bền vững tại 100% xã, phường góp phần giảm mắc hàng trăm đến hàng nghìn lần các bệnh có vắc xin phòng ngừa cũng như thanh toán, loại trừ một số bệnh truyền nhiễm. Đến nay, nước ta đã đạt được mục tiêu Thiên niên kỷ về phòng chống HIV, sốt rét và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.

Công tác quản lý môi trường y tế và sức khỏe trường học đạt được những thành tựu quan trọng về nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế, bảo vệ sức khỏe người lao động và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên. Nhờ đó, thể lực và tầm vóc của người Việt không ngừng được nâng lên góp phần tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.

Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai bền vững tại tất cả các xã, phường, giúp thanh toán được bệnh đậu mùa, bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và giảm được hàng trăm, hàng nghìn lần tỷ lệ mắc những bệnh truyền nhiễm nhiễm khác. Hệ thống quản lý vắc xin trong nước đạt chuẩn quốc tế khi sản xuất được 10/12 loại vắc xin tiêm chủng mở rộng

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, y tế dự phòng cũng đang phải giải quyết nhiều khó khăn, thách thức do mặt trái của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tác động của toàn cầu hóa, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu...

 

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ghi nhận những thành tựu to lớn của y tế dự phòng. Đồng thời, bày tỏ tri ân anh hùng liệt sỹ, Giáo sư Đặng Văn Ngữ cống hiến cả cuộc đời cho nghiên cứu khoa học, phòng chống bệnh sốt rét và những thế hệ cán bộ y tế dự phòng đã không quản gian khổ, hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quốc cũng như trên mặt trận phòng chống dịch bệnh.

Phó Thủ tướng cho rằng, trong đổi mới toàn diện ngành y tế, cần rà soát lại hệ thống tổ chức về đào tạo nhân lực, cơ chế tài chính để y tế dự phòng thực sự là “cái gốc” trong phòng chống bệnh tật, từ quá trình đào tạo đến cơ chế tài chính, chế độ đãi ngộ, sử dụng nguồn lực, để y tế dự phòng không chỉ làm tốt nhiệm vụ phòng bệnh truyền nhiễm mà còn phòng cả bệnh không lây nhiễm, dự phòng các yếu tố nguy cơ, nổi lên là nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

“Có lúc hệ điều trị thu hút mối quan tâm của xã hội hơn, dẫn đến các chính sách dành cho y tế dự phòng chưa tương xứng với tầm quan trọng của nó. Từ 2008, Quốc hội đã có Nghị quyết dành 30% chi ngân sách y tế cho y tế dự phòng nhưng ít có địa phương nào vượt con số 25%. Phòng bệnh hơn chữa bệnh hiện nay có cả bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận thẳng thắn vào những bất cập đó” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

 

Phó Thủ tướng tin tưởng phát huy truyền thống 60 năm vẻ vang, với tinh thần trách nhiệm cao cùng sự đoàn kết nhất trí, nhiệt huyết đổi mới, năng động sáng tạo nhất định hệ thống y tế dự phòng nói riêng và ngành y tế nói chung, sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp ngày càng quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao Huân Chương độc lập hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng cho Cục Y tế dự phòng.

 

 

Bài 2 : Những Tồn Tại Và Thách Thức Của Y Tế Dự Phòng Việt Nam

Những tồn tại khó khăn tại địa phương em nhận thấy trong những năm công tác

-          Đầu tư cơ sở hạ tầng chưa tương sứng, phòng thực hiện làm việc chưa đủ, vẫn chật hẹp, đặc biệt là phòng cách ly cho bệnh nhân mắc dịch bệnh nguy hiểm, đợi chuyển tuyến trên không có, máy móc thực hiện cho khám chữa bệnh chưa có, bác sỹ đã có tuổi, chưa có lớp bác sỹ kế cận thay thế.

-          Phụ cấp của cán bộ y tế dự phòng còn thấp và thấp hơn các viên chức nghề nghiệp khác, nên không thu hút được các bạn trẻ sinh viên vừa ra trường cũng như y bác sỹ còn thiếu ở địa phương,

-          Lãnh đạo quản lý nhà nước còn chưa nhận thấy tầm quan trọng của công tác y tế dự phòng, lên chưa hỗ trợ đầu tư nhiều cho cơ sở vật chất, cũng như hỗ trợ cán bộ làm việc có cuộc sống ổn định hơn

-          Các trương trình đang thực hiện hiện tại bị cắt giảm kinh phí , trong khi khối lượng công việc nhiều , gây khó khăn cho cán bộ làm việc

 

.Khókhăn,tháchthức
Mặc dù Nhà nước và Bộ Y tế đã có những nỗ lực rất cao trong đầu tư nhân lực và trang thiết bị cho các cơ sở YTDP trên cả nước, nhưng do yêu cầu tăng lên không ngừng có tính bùng nổ về số lượng và chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân trước những nguy cơ của bệnh dịch, biến đổi khí hậu, môi trường xã hội… đã dẫn đến nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành Y tế nói chung, YTDP nói riêng. Có thể điểm qua những điểm nổi bật sau đây. Nguồn nhân lực hiện có thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao, hầu hết bác sĩ của hệ dự phòng đều từ hệ điều trị chuyển sang, thiếu những người được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành về y tế dự phòng. Tuyển dụng cán bộ của các đơn vị hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu cơ cấu cán bộ theo vị trí việc làm và khó tuyển dụng được cán bộ đảm bảo chất lượng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Phân bổ chỉ tiêu biên chế chưa phù hợp và chưa thật đầy đủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo cán bộ YTDP còn thiếu và lạc hậu. Tình trạng các phòng thí nghiệm thực hành của các trường xuống cấp hoặc chưa được trang bị tốt là rất phổ biến, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đào tạo cũng như kỹ năng, năng lực nghiên cứu khoa học,của,các,trường.
Chương trình và loại hình đào tạo chưa có sự thống nhất, chậm đổi mới, nặng về lý thuyết, ít thời gian thực hành, chưa có định hướng loại hình đào tạo một cách ổn định, chưa có sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo và cơ quan sử dụng nhân lực. Tài liệu đào tạo chưa được chuẩn hóa trong toàn quốc, chưa chú trọng tính đặc thù riêng biệt của chuyên ngành y học dự phòng. Chính sách đãi ngộ đối với nhân lực hoạt động trong lĩnh vực YTDP chưa đủ sức thu hút do vậy một số địa phương không thể tuyển được bác sĩ y khoa, bác sĩ y tế dự phòng, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa,và,hải,đảo.